Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
No menu items!
HomeLối sống Gen ZDrama có nghĩa là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và bối cảnh...

Drama có nghĩa là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và bối cảnh sử dụng

Drama là từ ngữ thịnh hành trên các trang mạng xã hội và được giới trẻ thường xuyên sử dụng. Vậy drama được bắt nguồn từ đây? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật từ ngữ này qua bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu drama là gì?

Drama là từ ngữ đã xuất hiện rất lâu đời từ Hy Lạp. Cụ thể, từ này đã được nhà triết học Aristoteles sử dụng trong chính tác phẩm của mình. Nhà triết học này cho rằng, drama có nghĩa là tác phẩm kịch có hành động mạnh mẽ. 

Chúng thường liên quan đến những yếu tố sau:

  • Người biên kịch: Tác giả của tác phẩm kịch đấy.
  • Khán giả: Người đi xem tác phẩm kịch.
  • Diễn viên: Người thực hiện các hành động để diễn tả tác phẩm kịch. 

Còn trong tiếng Anh, drama được hiểu là kịch. Đó có thể là những vở kịch hoặc phim chính kịch mà bạn thường hay xem. Nhưng đôi khi vẫn có thể hiểu đơn giản như một câu chuyện có cốt truyện dài, diễn biến phức tạp và được thể hiện qua một hay nhiều nhân vật. Trong vở kịch, diễn biến tâm lý nhân vật phải được đẩy lên cao đến đỉnh điểm để diễn ra nhiều sự mâu thuẫn có cao trào.

Drama đa dạng về nhiều nội dung như hành động, tâm lý, hài hoặc kết hợp nhiều thể loại này với nhau. Nhưng nhìn chung, chúng gồm cả yếu tố bi hài, chứa đựng các tình tiết kịch tính gây nên cảm xúc hồi hộp, căng thẳng cho người theo dõi. 

Ngày nay, định nghĩa của từ drama được mở rộng hơn bao giờ hết. Chúng đa dạng nghĩa và có nhiều bối cảnh để sử dụng. Ví dụ như từ ngữ này được dùng để nói về vấn đề, câu chuyện kịch tính, gay cấn.

Tìm hiểu khái niệm drama là gì
Tìm hiểu khái niệm drama là gì

Từ có nguồn gốc bắt nguồn từ đâu? 

Drama khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là kịch, một môn nghệ thuật giải trí đã có từ xa xưa. Thuật ngữ này bắt nguồn từ đất nước Hy Lạp, chúng có nghĩa là hành động kịch tính và được lấy cảm hứng từ “I do”. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và hài kịch. 

Đồng thời, drama còn được coi là một thể loại thi ca. Sự kịch tính của chúng được đối chiếu với nhiều giai thoại sử thi và thơ ca từ bản Thơ của Aristotle (năm 335 TCN). Tác phẩm này thuộc tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. 

Giới trẻ sử dụng từ drama trong hoàn cảnh nào?

Ngày nay, drama đã trở thành từ ngữ “hot trend” của giới trẻ gen Z trên mạng xã hội. Đặc biệt, trên Facebook, mọi người thường gặp tù ngữ này để chỉ những cây chuyện thú vị, trớ trên của một người nào đó, có thể là ngôi sao nổi tiếng hoặc người bình thường. 

Bạn có thể bắt gặp drama gắn với những câu chuyện có nội dung như bốc phốt, vạch trần sự thật ai đó. Điển hình như câu chuyện nữ người mẫu cặp kè đại gia, cô “trà xanh” giật chồng của người khác, hay các đoạn clip đánh ghen,… được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội và tác động lớn đến mọi người xung quanh.

Ngoài ra, chúng còn xuất hiện trên các bộ phim hoặc chương trình truyền hình. Những pha đấu đố của nhân vật chính là công cụ tăng lượt view một cách hoàn hảo. Vì mang tính chất gay cấn, nên những drama thường nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc từ cộng đồng mạng và lan truyền một cách chóng mặt.

Bạn có thể thấy drama thường đi kèm với những cụm từ như hít drama hoặc hóng drama. Những từ ngữ này được xem như là hành động hóng hớt, dõi theo từng chi tiết vụ việc bằng cảm giác phấn khích, tò mò và đầy hứng thú. Phần lớn, các bài đăng này đều có lượt tương tác khủng. Điều này cho thấy cộng đồng mạng đều hưởng ứng drama một cách rất nhiệt tình. Thậm chí, đây còn được đánh giá là “món ăn tinh thần” sau mỗi giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Thuật ngữ gắn với những câu chuyện bốc phốt, vạch trần sự thật ai đó
Thuật ngữ gắn với những câu chuyện bốc phốt, vạch trần sự thật ai đó

Sự phổ biến của chữ drama trên mạng xã hội

Drama trên mạng xã hội là từ lóng được nhiều bạn trẻ sử dụng thường xuyên để nói về tình huống bất ngờ, trớ trêu. Đồng thời, còn xen lẫn cả yếu tố hài hước và gây cười. Không dừng lại ở đấy, đây còn là câu chuyện mang tính vạch trần sự thật, bêu xấu những hiện tượng không lành mạnh. Có tốc độ lan truyền nhanh chóng, gây tác động mạnh mẽ đến xã hội và khiến mọi người phải “hóng hớt” theo.

Ví dụ gần đây nhất, vụ việc sao kê tài khoản từ thiện của nghệ sĩ Việt đang gây bão. Và đương nhiên, câu chuyện này vẫn còn nhiều điều bất ngời ở phía sau. Ngoài ra, câu chuyện của CEO Nguyễn Phương Hằng còn có diễn biến kịch tính và khiến mọi người tò mò mỗi khi nhắc đến. 

Bởi vì drama quá lôi cuốn, khiến mọi người khó có thể bỏ qua. Chúng tôi tin chắc rằng, mỗi người đều có trong mình sự tò mò. Từ đấy dẫn tới khái niệm và thuật ngữ dram được ra đời. 

Drama có nội dung lôi cuốn, khiến mọi người khó bỏ qua
Drama có nội dung lôi cuốn, khiến mọi người khó bỏ qua

Các thể loại câu chuyện giải trí nổi tiếng

Có 7 thể loại drama giải trí nổi tiếng, đó chính là: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, kịch melo, truyện drama, phim drama và drama queen and king. Tất cả những thể loại này đều có điểm chung là hình thức giải trí. Nội dung dưới đây sẽ giải thích cho các bạn từng thuật ngữ nhé!

Bi kịch

Những ý tưởng phổ biến của drama bi kịch là chết chóc, điên loạn và đau đớn tột cùng. Nhân vật chính thường có nhiều điểm yếu và gây nên sự suy sụp trong cuộc sống. Bi kịch lần đầu được xuất hiện tại nhà hát của Hy Lạp cổ đại. Cũng giống như hài kịch, chúng bắt nguồn từ Đế Chế La Mã thời Phục Hưng. 

Aristotle tin rằng bi kịch là sự thay đổi vận mệnh của nhân vật chính vì những sai sót thuở ban đầu của anh ta. Nhà triết học này cũng tin rằng bi kịch phải tạo nên cảm giác sợ hãi và gây cho khán giả có cảm giác thương hại từng nhân vật. Khi kịch nói đang dần phát triển, tác giả hiện đại nghĩ rằng việc miêu tả sự suy sụp của người bình thường sẽ khiến người xem có cảm xúc lớn hơn so với nhân vật có địa vị trong xã hội.

Hài kịch

Hài kịch là một trong những thể loại drama có mục đích khiến khán giả khi xem có cảm giác hài hước, vui vẻ. Nội dung của hài kịch mang hơi hướng gây cười và thường là kết thúc có hậu. Hài kịch được xuất hiện lần đầu tiên tại nhà hát Hy Lạp cổ đại. 

Chúng được chia thành nhiều thể loại phụ, điển hình như: kịch tính xen lẫn trớ trêu, trò đùa, châm biếm, hài đen,… Sự thú vị của hài kịch còn phụ thuộc và nền tảng văn hóa của mỗi đất nước. 

Nội dung của hài kịch mang hơi hướng gây cười 
Nội dung của hài kịch mang hơi hướng gây cười

Drama bi hài kịch

Bi hài kịch là thể loại drama đặc biệt kết hợp nhuần nhuyễn tính năng của bi kịch và hài kịch. Chúng có nghĩa là vở kịch có thể buồn nhưng sẽ mang kết thúc có hậu, hoặc có thể nghiêm trọng nhưng lại có nhiều yếu tố hài hước xuyên suốt toàn bộ vở kịch. Không giống như những thể loại trên, bi hài kịch xuất hiện muộn hơn vào thời Đế Chế La Mã.

Nhà viết kịch Plautus là người đầu tiên chắp bút cho vở bi hài kịch và sử dụng luôn thuật ngữ này. Trong vở kịch đầu tay của mình, anh đã sử dụng sự vui tươi của hài kịch nhưng lại chọn vị thần và vua để làm nhân vật chính. Việc làm này đã gây nên cuộc cách mạng trong bộ kịch. Plautus là nhân vật đầu tiên lưu ý rằng trong cuộc sống thường ngày đều diễn ra những đặc điểm của cả bi kịch và hài kịch. 

Kịch melo

Melo drama là loại kịch mang tính cường điệu. Thông thường, các chủ đề được miêu tả rất đơn giản và không có cốt truyện khó đoán. Tuy nhiên, đặc điểm chính của kịch melo không phải để kể nội dung câu chuyện mà là đánh thức cảm xúc của khán giả. Chủ yếu là những câu chuyện tình yêu và những kiểu người phản diện đáng sợ. 

Kịch melo bắt nguồn ở khoảng thời gian gần hơn hài kịch, bi kịch hoặc bi hài kịch. Chúng được xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào những năm cuối thế kỷ 18. Sau đó đến Anh quốc và trở thành loạt kịch nổi tiếng nhất ở thế kỷ 19. Đặc biệt, ở đầu thế kỷ 19, nhà hát là hình thức giải trí phổ biến và được đông đảo người dân ghé thăm. Ảnh hưởng của melo drama đối với cộng đồng rất lớn, đến mức chúng sống đến thời hiện đại ngày nay và thâm nhập và các lĩnh vực khác của giới văn học và giải trí.

Drama truyện 

Dram cũng là thuật ngữ rất quen thuộc trong nhiều tác phẩm truyện tranh hoặc anime ở đất nước xứ sở hoa anh đào. Truyện drama thường để cập vào thể loại hành động, tình cảm hoặc trinh thám.

Drama phim truyền hình

Drama phim ảnh được hiểu là những bộ phim truyền hình dài tập. Tùy theo mỗi đất nước mà thể loại drama sẽ có đặc điểm riêng. Ở Hàn Quốc, phim thường có nội dung gay cấn, kịch tính cùng những pha “quay xe” cực chất đến từ vị trí biên kịch. 

Ở Mỹ thì thể loại drama lại thiên về hành động, khoa học viễn tưởng. Ở Thái Lan, drama đúng chất “cẩu huyết” với những câu chuyện giật gân xen lẫn yếu tố hài hước, thú vị. Còn ở Trung Quốc, phim drama cung đấu lại là đề tài tạo nên thương hiệu đình đám ở đất nước này.

Ngoài phim ảnh, web drama còn là thể loại được lòng của các bạn trẻ. Mặc dù thời lượng phim cũng như số tập phim ngắn nhưng phần nội dung lại được trau chuốt chỉnh chu cùng dàn diễn viên sáng, trẻ trung và xinh đẹp.

Drama phim ảnh là bộ phim truyền hình dài tập và kịch tính
Drama phim ảnh là bộ phim truyền hình dài tập và kịch tính

Drama queen and king

Drama queen được mệnh danh là nữ hoàng phim truyền hình. Và drama king lại là ông hoàng phim truyền hình. Drama queen and king dùng để chỉ những diễn viên xuất sắc trong các thể loại phim hoặc kịch drama.

Ngoài ra, thuật ngữ này lại được giới trẻ sử dụng như ám chỉ những người có tính cách bất thường, nổi loạn. Những con người này thường không tự làm chủ được cảm xúc của mình và hay đắm chìm trong sự tiêu cực mà chính mình tạo ra.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về drama có nghĩa là gì và cách sử dụng từ khóa này. Để biết thêm về những ngôn ngữ mới lạ trên mạng xã hội, đừng quên truy cập trang để cập nhật thông tin nhé.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Xem nhiều nhất

Recent Comments