Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024
No menu items!
HomeLối sống Gen ZCờ LGBT - ý nghĩa to lớn và sự tự hào của...

Cờ LGBT – ý nghĩa to lớn và sự tự hào của cộng đồng LGBT

Gần đây, thuật ngữ về LGBT và hình ảnh lá cờ LGBT bảy sắc cầu vồng không còn xa lạ đối với chúng ta. Nhưng ít ai hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ đó là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm sự hiểu biết về lá cờ này. 

Tìm hiểu chi tiết về cộng đồng LGBT

LGBT là một cụm từ dùng để đại diện cho một bộ phận cộng đồng những người đồng tính, song tính, gay và chuyển giới. LGBT được ghép lại bằng cách viết tắt các từ sau:

  • L – Lesbian hay còn được viết là les
  • G – Gay
  • B – Bisexual
  • T – Transgender còn được viết Trans

LGBT là đại diện cho một bộ phận cộng đồng người đồng tính
LGBT là đại diện cho một bộ phận cộng đồng người đồng tính

L – Lesbian (Đồng tính nữ)

Là những người có cơ thể được sinh ra là con gái nhưng lại có tình cảm và xu hướng tình dục với những người con gái cùng giới khác. Đối với les rất khó để phân biệt được họ có sự khác biệt gì với người khác. Vì họ rất ít bộc lộ bản chất thật của mình ra ngoài.

G – Gay (Đồng tính nam)

Thuật ngữ này dành để chỉ những người đàn ông nhưng lại có xu hướng tình dục với những người đàn ông cùng giới khác. Tuỳ vào mỗi kiểu gây mà người đó sẽ có cách bộc lộ ra bên ngoài. Có gay nam tính và gay nữ tính sẽ có những sở thích khác nhau. 

B – Bisexual (Song tính) 

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người song tính hay lưỡng tính. Nghĩa là họ có thể có tình cảm với cả người khác giới và người cùng giới. Đôi khi chính họ cũng không thể xác định được là họ thật sự có tình cảm với ai. 

Transgender

Họ là những người được sinh ra với thân phận là con trai hoặc con gái, nhưng khi lớn lên họ lại phát hiện bản chất giới tính họ thuộc giới ngược lại. Những người đã đã dùng biện pháp để thay đổi giới tính như tiêm nội tiết tố, kiểm tra tâm lý và phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục. 

Lá cờ LGBT được xuất hiện từ khi nào?

Vào ngày 25/6/1978 hình ảnh lá cờ cầu vồng (cờ LGBT) đã xuất hiện lần đầu tiên trong buổi diễu hành Gay Freedom Day – Ngày Tự hào Đồng. Lá cờ LGBT đã được thiết kế bởi ông Gilbert Baker, một nghệ sĩ và một nhà hoạt động xã hội đồng tính của nước Mỹ. Lá cờ LGBT đầu tiên xuất hiện với kích thước 9m x 18m do chính tay Gilbert Baker cùng với 30 tình nguyện viên làm nên.

 Cờ cộng đồng LGBT đã được thiết kế bởi ông Gilbert Baker
Cờ cộng đồng LGBT đã được thiết kế bởi ông Gilbert Baker

Hiện nay, lá cờ LGBT được biết đến với 6 gam màu nổi bật và đã trở nên quen thuộc. Có mặt trong mọi cuộc diễu hành của LGBT. Cờ LGBT được treo trên khung cửa sổ, hay thậm chí là ghim trên áo, biểu trưng cho tình yêu cháy bỏng, sự tự do, trở thành một sự nhận diện của cộng đồng LGBT nói chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, lá cờ LGBT lục sắc đã được giới thiệu chính thức, ngay trong một sự kiện của cộng đồng ngày 16/7/2011.

Niềm tự hào của LGBT gửi gắm qua màu sắc của lá cờ LGBT

Cờ LGBT là biểu tượng của niềm tự hào dành cho cộng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới. Cờ LGBT còn được gọi là lá cờ tự hào đồng tính, cờ LGBT hay cờ lục sắc. Từng gam màu trên cờ đã phản ánh sự đa dạng của cộng đồng LGBT. Sử dụng cờ LGBT như một biểu tượng của niềm tự hào cho đồng tính bắt đầu diễn ra ở San Francisco, California. Sau đó, cuối cùng cờ LGBT đã trở nên phổ biến tại hầu hết sự kiện về quyền LGBT trên khắp thế giới.

Tìm hiểu về lá cờ LGBT khác

Trong đó còn có nhiều lá cờ LGBT khác nhau, tượng trưng cho 1 bộ phận cộng đồng đồng tính khác nhau:

Lá cờ LGBT của cộng đồng người song tính 

Vào năm 1998 lá cờ LGBT của cộng đồng người song tính đã được thiết kế bởi ông Michael Page . Gam màu hồng trên lá cờ tượng trưng cho sự thu hút với người cùng giới tính, gam màu xanh tượng trưng cho sự thu hút với người khác giới tính. Và màu tím, màu kết hợp giữa hai màu trên, tượng trưng cho sự hấp dẫn với cả hai giới tính.

Lá cờ của cộng đồng người song tính đã được thiết kế bởi ông Michael Page
Lá cờ của cộng đồng người song tính đã được thiết kế bởi ông Michael Page

Lá cờ LGBT của cộng đồng người toàn tính 

Người toàn tính là người mà họ có thể có sự thu hút, hấp dẫn về mặt tình cảm và cả tình dục hoặc cả mặt trên. Với mọi xu hướng tính dục hay giới tính của đối phương. Cờ LGBT của họ mang 3 gam màu: xanh, vàng, hồng tượng trưng cho giới tính nam, giới tính nữ và cả hai giới. 

Lá cờ LGBT của cộng đồng người vô tính 

Người vô tính  là những người không bị thu hút, hấp dẫn về mặt tính dục với bất kì ai, nếu có sẽ rất hiếm. Lá cờ LGBT với 4 gam màu là đen, xám, trắng và tím. 

Lá cờ LGBT của cộng đồng người chuyển giới

Người chuyển giới là những người có bản dạng giới trái ngược,  không trùng với cơ thể sinh học của họ. Nói dễ hiểu, họ là những người đàn ông sinh ra và bị mắc kẹt trong cơ thể phụ nữ hoặc ngược lại. Theo thống kê của một Viện nghiên cứu ISEE, trên thế giới có từ 1-2% dân số là người chuyển giới. Cờ LGBT của họ mang 3 gam màu chính là xanh, hồng và trắng. Màu trắng nằm ở giữa. Hai màu xanh và hồng nằm 2 phía.

Cờ LGBT của cộng đồng người genderqueer

Người genderqueer là những người mà họ cảm thấy giới tính của bản thân không trùng với bất kỳ những khái niệm truyền thống. Lá cờ LGBT này có màu tím, màu trắng và màu xanh lá đậm.

Lá cờ LGBT của cộng đồng người liên giới tính 

Người liên giới tính là những người có giới tính sinh học không theo truyền thống điển hình là nam hay nữ. Lá cờ LGBT của nhóm người này là có nền màu vàng và một hình tròn màu tím ở chính giữa

Lá cờ LGBT của cộng đồng người dị tính ủng hộ LGBT+

Những người luôn ủng hộ cộng đồng LGBT+ luôn là một phần vô cùng quan trọng để vận động quyền bình đẳng cho những người LGBT+. Lá cờ LGBT của nhóm người này có nền sọc đen trắng và chữ V úp ngược mang 6 gam màu chính của cờ LGBT chung.

Người ủng hộ cộng đồng LGBT+ là một phần vô cùng quan trọng
Người ủng hộ cộng đồng LGBT+ là một phần vô cùng quan trọng

Những quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cộng đồng LGBT

Trong khi dự luật kết hôn đồng giới đã được cho phép và hợp pháp hóa ở 30 quốc gia khắp thế giới, thì cộng đồng đồng tính luyến ái vẫn còn bị cấm ở nhiều nơi. Một số quốc gia và khu vực hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như:

Khu vực Châu Âu

  • Vào ngày 1/10/1989, một số cặp đôi thuộc cộng đồng đồng tính nam ở Đan Mạch đã tiến hành nghi thức kết hôn dân sự lần đầu tiên trên thế giới,.
  • Hà Lan lần đầu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, trao nhiều quyền lợi hơn cho những người đồng tính vào tháng 4/2001.
  • Sau đó, 16 quốc gia khu vực châu Âu khác đã hợp pháp cho hôn nhân đồng tính gồm:Pháp, Áo, Đan Mạch. Anh, Bỉ, Phần Lan, Đức, Ireland, Malta, Na Uy,  Luxembourg, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và gần đây nhất là quốc gia Thụy Sĩ.
  • Các quốc gia khu vực châu Âu khác mới chỉ cho phép các mối quan hệ đối tác dân sự thấp hơn đối với cộng đồng LGBT: Cộng hòa Czech, Croatia, Hungary, Hy Lạp, Cyprus, Estonia, Italy và Slovenia đã không công nhận cho hôn nhân đồng tính sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2015.
  • Sau đó 1 thời gian, Chính phủ Cộng hòa Czech đã ủng hộ dự luật trên và đưa nước này trở thành một trong những thành viên tiếp theo trong Liên minh châu Âu cho phép hôn nhân đồng giới.

Tiến bộ ở châu Mỹ

  • Canada vào năm 2005 là quốc gia ở châu Mỹ đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
  • Vào năm 2015, nước Mỹ đã hợp pháp hóa cho hôn nhân đồng tính trên toàn quốc.
  • Thuộc Mỹ Latinh, 6 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là:  Ecuador, Argentina, Colombia, Brasil, Colombia, Uruguay và Costa Rica  vào năm 2020.
  • Thủ đô liên bang của quốc gia Mexico đã cho phép và công nhận các cuộc hôn nhân đồng tính năm 2009. Có tới 50% trong số 32 bang ở đất nước này đã chấp thuận và công nhận hôn nhân đồng tính.
  • Năm 2015, quốc gia Chile đã hợp pháp hóa cho hôn nhân đồng tính, và Quốc hội của Chile vào ngày 7/12/2021 đã chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Khu vực Châu Á

  • Tháng 5/2019 tại Đài Loan (Trung Quốc) đã cho phép hôn nhân đồng giới.
  • Australia (năm 2017), New Zealand (năm 2013) là những 2 quốc gia duy nhất thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thông qua bộ luật cho phép hôn nhân đồng tính.

Khu vực Trung Đông

  • Israel là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông dẫn đầu về quyền của những người đồng tính, hợp pháp hoá cho hôn nhân đồng tính.
  • Một số quốc gia thuộc vào khu vực của Trung Đông ngày nay vẫn còn áp dụng án tử hình đối với những người đồng tính, bao gồm: nước Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Israel là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông hợp pháp hóa đồng tính
Israel là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông hợp pháp hóa đồng tính

Khu vực Châu Phi

Tại Châu Phi chỉ có một quốc gia hợp pháp hoá kết hôn đồng tính đó là Nam Phi vào năm 2006. Có khoảng 30 quốc gia thuộc Châu Phi nghiêm cấm quan hệ đồng tính, trong đó có: Mauritania, Sudan và Somalia đã áp dụng án tử hình vào khung hình phạt cho người có quan hệ đồng giới.

Ý nghĩa màu sắc của lá cờ LGBT

cờ LGBT có 6 gam màu nổi bật. Mỗi một gam màu trên lá cờ lại mang ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của từng gam màu sắc trên lá cờ LGBT như sau: 

  • Màu đỏ trong cờ LGBT mang ý nghĩa tượng trưng cho dũng khí
  • Màu cam  mang ý nghĩa tượng trưng cho nhận thức 
  • Màu vàng  mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thách thức 
  • Màu xanh lá cây  mang ý nghĩa sự khích lệ và phấn đấu 
  • Màu xanh dương trên lá cờ LGBT mang ý nghĩa cho sự hy vọng, sự thấu hiểu, giúp đỡ, đấu tranh 
  • Màu tím mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thống nhất, đoàn kết, hòa hợp

Kết luận

Hy vọng, bài viết dưới đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cộng đồng người LGBT. Những lá cờ LGBT như một niềm tự hào cho cộng đồng người đồng tính và được sử dụng phổ biến trong những sự kiện quan trọng của họ. Chúc cho cộng đồng LGBT luôn được sống đúng với bản chất của mình. Và cờ LGBT sẽ còn tung bay trong lòng họ và cả những người ủng hộ họ. 

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Xem nhiều nhất

Recent Comments